LÀM THẾ NÀO ĐỂ TẠO RA Ý TƯỞNG MỚI – BRAINSTORMING KHI THẢO LUẬN NHÓM?

Brainstorming (hay còn gọi là kĩ năng động não) là kĩ năng tư duy, suy nghĩ vấn đề từ nhiều chiều khác nhau. Brainstorming được thể hiện rõ nhất khi các cá nhân và nhóm cố gắng tìm ra các giải pháp, ý tưởng hoặc sản phẩm sáng tạo và đổi mới. Cho dù một nhóm đang lên ý tưởng về cách giải quyết một vấn đề của tổ chức hay tạo ra ý tưởng cho các tính năng hoặc sáng kiến ​​mới, thì việc tập hợp mọi người lại với nhau để nhanh chóng đưa ra ý tưởng và đưa ra một cái gì đó mới là một điều cần thiết. Bài viết này sẽ chia sẻ với bạn những kỹ thuật brainstorming nhóm đã được sử dụng nhiều lần để tạo ra những kết quả và những ý tưởng tuyệt vời nhé.

 

1- Popcorn Brainstorming

Một trong những kỹ thuật brainstorming phổ biến đó là Popcorn Brainstorming. Đây là kĩ thuật được sử dụng bởi tất cả mọi người, từ giáo viên trong trường đến CEO để tạo ra ý tưởng và tạo ra năng lượng xung quanh các sáng kiến ​​mới – giống như việc cho ngô vào làm bỏng ngô!
Bắt đầu bằng cách đặt ra một câu hỏi hoặc tuyên bố vấn đề và hãy để người tham gia có thời gian suy nghĩ về vấn đề đó. Sau khi hết thời gian, hãy bắt đầu hẹn giờ và mời mọi người đóng góp ý kiến ​​và xây dựng ý tưởng của nhau. Yêu cầu một người ghi chép và khuyến khích động não tự do, tràn đầy năng lượng: không đánh giá, không chỉ trích hay thảo luận – chỉ là ý tưởng!

>Lợi ích tranh biện đem lại bạn nên biết 

> Những cách ghi điểm trong các trận đấu tranh biện

2- Round-Robin Brainstorming

Đây là một kỹ thuật tạo ý tưởng đã được thử nghiệm nhiều lần, nó giúp mọi người trong nhóm có thể đóng góp vào quá trình brainstorm bằng cách đảm bảo cuộc thảo luận không bị chi phối bởi những cá nhân có nhiều quyền hạn nhất.
Trong phương pháp động não nhóm này, hãy xếp mọi người ngồi thành vòng tròn và đưa cho họ một tấm thẻ trắng. Từng người viết một ý tưởng trên thẻ, sau đó họ sẽ chuyển qua cho người bên trái của họ. Người bên trái sẽ viết một ý tưởng dựa vào cái thẻ đó và lần lượt chuyển tới người cuối cùng. Kết quả là một phiên động não thoải mái hơn, khuyến khích sự kết hợp giữa phát triển ý tưởng và đồng sáng tạo trong khi đảm bảo mọi người đều được lắng nghe. Đây là một kĩ thuật phù hợp với các nhóm có những thành viên mang tính cá nhân lớn.

3- Mind Map

Đối với những người thích cách tiếp cận có tổ chức hơn để hình thành ý tưởng, Mind Map (sơ đồ tư duy) là một hoạt động động não tuyệt vời để tạo ra các ý tưởng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Bắt đầu bằng cách viết chủ đề vào giữa một tờ giấy hoặc trên bảng trắng. Những người tham gia sẽ trình bày ý tưởng liên quan bằng cách thêm các nhánh vào ý tưởng trung tâm và tạo các nhánh nhỏ mới. Khi hoàn thành, sơ đồ tư duy sẽ tạo ra một sơ đồ thể hiện trực quan hoạt động động não của nhóm bạn và làm rõ cách thức các ý tưởng khác nhau đan xen.

> Những thuật ngữ tranh biện phổ biến- bạn biết chưa?

4- Sử dụng câu hỏi “Why?”

Đây là kĩ thuật động não đơn giản nhưng rất hiệu quả. Khi lập ý tưởng về giải pháp cho các vấn đề, chúng ta cần xác định rõ vấn đề là gì. Bằng cách liên tục đặt các câu hỏi vì sao “Why” bạn và nhóm của bạn có thể đào sâu hơn và tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề và đưa ra những ý tưởng rõ ràng nhất.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm một số phương pháp khác hỗ trợ việc brainstorming khác