Kỹ năng tư duy phản biện không chỉ phục vụ cho những bài tranh biện hay tranh luận, mà nó còn là một kỹ năng nhất thiết trong cuộc sống, giúp bạn giao tiếp và giải quyết vấn đề hiệu quả hơn. Lối tư duy này không thể học được một cách dễ dàng, và bạn phải trải qua sự rèn luyện một cách kiên trì mới có thể học được tư duy phản biện. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm những cách để ta có thể phát triển và rèn luyện critical thinking.
1. Đặt dấu hỏi cho mọi thứ:
Hãy trở nên tò mò hơn, hãy đặt câu hỏi và cố gắng tìm tòi đáp án, lời giải thích cho mọi thứ xung quanh bạn. Hãy tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi “tại sao” hay “làm thế nào” của bản thân để từ đó có cái nhìn sâu rộng hơn về các vấn đề trong cuộc sống.
2. Phân tích và tiếp thu thông tin:
Đánh giá tính chính xác của mọi nguồn thông tin. Xác định tính hữu dụng của thông tin để từ đó biết tiếp nhận những thông tin quan trọng và hợp lý nhất.
3. Xem xét các quan điểm khác nhau:
Nhìn vào các vấn đề, sự việc trong cuộc sống trên nhiều phương diện và qua nhiều góc độ. Cố gắng tìm hiểu các lối suy nghĩ và quan điểm khác với của bản thân bằng cách tham gia vào các cuộc thảo luận để hiểu rõ hơn về vấn đề bàn luận.
4. Sử dụng hiểu biết để giải quyết vấn đề:
Thường xuyên luyện tập và áp dụng kiến thức, hiểu biết của bản thân để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, từ đó rèn luyện tư duy phân tích.
5. Đừng sợ mắc lỗi:
Chấp nhận rằng những ý kiến và cách suy nghĩ của bản thân có thể sai và tiếp tục học tập, rèn luyện để có thể hoàn thiện bản thân. Hiểu rằng việc mắc lỗi là tự nhiên, và những lần mắc lỗi sẽ là những cơ hội học hỏi.
6. Chấp nhận thử thách:
Đừng vì sự sợ hãi, ngần ngại mà cố tránh những vấn đề khó khăn. Thách thức bản thân chính là cách hay nhất đề phát triển critical thinking của bản thân.